Các lý do thường gặp khi bị từ chối visa

 

経営管理ビザ(投資ビザ)事例集

 

              1.         Thiếu hợp đồng văn phòng

Sau khi ký hợp đồng một căn phòng trong căn hộ làm văn phòng công ty và xin visa,
bởi vì mục đích sử dụng của hợp đồng là nhà ở, nên đơn xin thị thực đã bị từ chối. Và khi làm lại hợp đồng đúng mục đích thì visa đã đucợ duyệt.

 

            2.         Lỗi do chụp ảnh văn phòng thiếu máy tính

Ảnh chụp văn phòng không có máy tính và số bàn làm việc ít hơn số nhân viên khiến cho visa bị từ chối. Sau khi bổ sung và chụp lại ảnh thì hồ sơ đã hoàn thành.

 

           3.         Ranh giới văn phòng và số điện thoại

Trường hợp mở văn phòng trong cùng địa điểm với văn phòng khác nhưng không có ranh giới rõ ràng phân chia 2 công ty khác nhau và thêm lại dùng chung số điện thoại nên hồ sơ không hợp lệ bị từ chối visa.
Sau khi ký hợp đồng thuê có con dấu rõ ràng và số điện thoại riêng thì hồ sơ đã hợp lệ tiếp tục dc xét visa.

 

          4.         Trường hợp đăng ký nhà ở làm văn phòng

Nó sẽ được chấp nhận khi có lối đi riêng vào công ty và có bảng tên bên ngoài lối vào.

 

         5.         Nguồn vốn điều lệ không rõ rang

Đăng ký 500man khi xin visa kinh doanh, nhưng thu nhập hàng năm của giảm đốc công ty là 360man và đang nuôi thêm 3 người. Sau khi nộp thêm bản giải trình về thu nhập, phí sinh hoạt và các khoản khác thì đã được thông qua.

 

          6.         Đơn xin visa kinh doanh cho người nước ngoài chưa từng đến Nhật

Khi hồ sơ của người xin chưa từng đến Nhật, không có kinh nghiệm quản lý, mặc dù kế hoạch kinh doanh được viết cẩn thận nhưng nó vẫn bị từ chối vì không có sự ổn định trong kinh doanh.
Sau khi bổ sung thêm cổ đông là người sống ở Nhật lâu(người Nhật) có nhiều kinh ngiệmvà tăng vốn điều lệ lên thì vấn đề đã được giải quyết.

 

          7.         Hợp đồng lao động đính kèm

Hợp đồng lao động vi phạm pháp luật, giờ làm vượt quá số giờ quy định( 40 giờ/1 tuần)
Ngoài ra, số lượng nhân viên không đủ cho khối lượng công việc kinh doanh.
Sau khi sửa đổi lại hợp đồng lao động theo đúng quy định để đảm bảo quyền lợi cho người lao động thì hồ sơ đã hợp lệ.

 

           8.         Kế hoạch kinh doanh bị chỉ ra điểm chưa hợp lý

Sau khi đính kèm hợp đồng  bán hàng làm tài liệu tham khảo về lộ trình mua hàng và lộ trình bán hàng trong kế hoạch kinh doanh, cục xuất nhập cảnh chỉ ra điểm bất hợp lý "Hợp đồng được ký với giá bán sẽ không thay đổi"
Sau khi thảo luận bổ sung và sửa đổi giá theo giá thị trường và các điều kiện kinh tế khác" được thêm vào hợp đồng thì bản kế hoạch kinh doanh đã được thông qua.

 

           9.         Visa kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản

Kết quả thực tế đầu tư bất động sản của người xin visa tại tất cả các nước, và chi tiết bản kê khai tài sản bất động sản đang sở hữu.
Tóm tắt năng suất, giá cả thị trường của từng tài sản, hoạt động kinh doanh có liên quan đến bất động sản tại Nhật.
Chuẩn bị tài liệu liên quan đến việc xin visa, một số tài sản được liệt để sử dụng cho kế hoạch kinh doanh dự kiến sẽ hoạt động trong hơn 180 ngày/ 1 năm.
Theo như luật mới của Nhật năm 2018 thì số ngày hoạt động phải hơn 180 ngày / 1 năm. Ngoài ra bắt buộc phải có giấy phép đăng ký kinh doanh.

 

         10.     Visa du học đổi sang visa kinh doanh

Học xong trường đại học ở Nhật Bản, tôi đã nộp đơn xin visa kinh doanh trong khi chưa hề có kinh nghiệm kinh doanh hay quản lý nên visa đã bị từ chối.
Sau khi tôi trình bày rõ hơn về việc chuẩn bị cho kế hoạch như thế nào, đã gặp những người liên quan như nào và các hoạt động như sau.Đàm phán với khách hàng / nhà cung cấp, các cuộc họp với văn phòng kế toán thuế, mua thiết bị văn phòng, xin giấy phép và bằng cấp cần thiết.

 


Tư vấn qua Zalo

Tư vấn qua Facebook

Hotline: 044-400-1054